NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU
Phật tử
: PHÁP DIỆU
Phiên dịch:
Thạch Mỹ Nghi
Dịch hoàn toàn thành
sách
Ngày 27 tháng 10 năm
2008
(nhằm ngày 29 tháng 09
AL)
NAM MÔ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT
LỜI TẶNG
v
NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU KHUYÊN THẾ GIAN, CHỈ RÕ
TÌNH LỢI LÝ CHÍNH
v
GIÁO HÓA THẾ NHÂN BIẾT TỈNH NGỘ, MIỄN HẠ ĐỊA
NGỤC LÊN THIÊN ĐƯỜNG
v
VẠN ĐIỀU GIAN KHỔ ĐỊA NGỤC TRỪNG PHẠT, TẤT CẢ
CẨN THẬN KHÔNG HỒ ĐỒ
v
THÂN TÂM BẤT PHẠM KIÊN CỐ THỦ, HÀNH BƯỚC
TRANG NGHIÊM KHÔNG SƠ SÀI
v
NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU LÀ SỰ THẬT, TRI LÝ TỪ CỔ
XƯA NAY KHÔNG ĐỔI
v
CẢI TÀ QUY CHÁNH TU ĐỨC TÍNH, LỢI MÌNH LỢI THẾ
CHUYỂN PHƯỚC VẬN
v
HÀNH THIỆN TẠO ĐỨC NGHÈO CHUYỂN GIÀU, TỪ HÈN
CHUYỂN QUÝ VÔ GIAN KHỔ
v
TRỜI BAN PHƯỚC THỌ BỀN LÂU, CON CHÁU ĐỜI ĐỜI
ĐƯỢC HIỀN TỪ
v
ĐỌC XEM LÝ CHÍNH TRUYỀN THẾ NHÂN, TRUYỀN TẶNG
LƯU THÔNG TÂM CÔNG ĐỨC
v
KINH ĐIỂN SÁCH THIỆN TIN VÀ KÍNH, CHƯ PHẬT
CHƯ THẦN HỘ TRÌ NHÂN
NGÔN
LỘC CỦA CHƯ THÁNH
Thiên điạ vô tư, thần minh giám sát, không vì
cúng bái mà ban phúc, không vì thất lễ cho ban họa, người có chức thế không hưởng
trọn, không hưởng trọn khi có phước, không ăn hiếp người nghèo khổ, ba hạng người
là thiên vận tuần hoàn, một ngày hành thiện, phước tuy chưa đến, họa tự xa dần;
một ngày hành ác, họa tuy chưa đến, phước dần trôi xa. Những người hành thiện,
như cỏ trong vườn xuân, không thấy trưởng dài, ngày một tăng trưởng; những người
hành ác, như đá mài dao, không thấy hư hại, ngày một hao mòn, hại người lợi kỷ,
phải nhất thiết cai bỏ!
Đông Nhạc Đại Đế - Hồi
sinh bửu luyện
Khát vọng cầu vinh, vinh dự không dương, cay
nhiệt làm giàu, con cháu tử nạn; hành huệ bố đức, phước lộc giá lâm; ước vọng đạm
nhạt, bình an vạn thọ; không gạt người đơn côi, không mờ mịt tam quang; tâm hồn
chân thật, thần linh kề vai; tai qua nạn khỏi, phù hộ vô biên.
Chân võ đế quân
Súc sinh bổn là người làm ra, người và súc vật
luân hồi từ muôn thuở đến nay;
Không nên đội lông và treo sừng, khuyên người
chớ nên nổi tâm súc sinh.
Phổ Am Sư Tổ
Phước họa vô cửa, do người tự mang; thiện ác
trả báo, như bóng theo hình.
Cảm ứng Thái Thượng soạn
Thiện có thiện báo, ác có ác báo, đừng nghĩ
chưa báo, thời khắc chưa đến.
Nhà tạo phước tích thiện, nhất định là may mắn;
nhà không tạo phước tích thiện, luôn có tai họa.
Dị kinh
MỤC LỤC
BIỆN
PHÁP MUỐN BÀI TRỪ NHỮNG KHỔ NGUY GHI TRONG CUỐN NGỌC LỊCH BỬU PHIÊU ĐÃ NÊU
TIỀN NGÔN
CẢNH BÁO VỀ TỶ LỆ PHẠM TỘI CAO
Ông Ngụy Bình Hùng-giáo sư đại học chánh pháp
Trung Quốc khoa tội phạm nói: “Chúng tôi chứng kiến từ thời xây dựng Tổ quốc đến
nay là đợt thứ năm có tính phạm tội đạt đỉnh cao”. Đợt này, từ năm 1989 bắt đầu
xuất hiện cho đến nay không giảm xuống, tệ hơn nữa là mật độ tội ác ngày một
tăng cao. Những năm gần đây nhiều vụ án phát sinh trên 1,5 triệu vụ. Trong đó,
những vụ trọng án chiếm đến trên 500 ngàn vụ, so với thời năm 1985 tăng cao gấp
6 lần. Nói chung, toàn quốc cứ mỗi 20 giây thì phát sinh một vụ án hình sự, mỗi
1 phút thì phát sinh một vụ trọng án, ngoài những đợt phạm tội mang tính chất
nghiêm trọng lần này có số vụ án lớn, còn có 4 đặc điểm cần chú ý là: tuổi trẻ
hóa, tổ chức hóa, lưu động hóa, gian xảo hóa. Mỗi năm có khoảng 150-200 ngàn
người tuổi trẻ, ngày càng nhiều trẻ vị thành niên dính dáng vào vụ án, cướp giật
và những thủ đoạn tàn ác không khác với người thành niên phạm tội. Ngoài ra,
toàn quốc có khoảng 60% thuộc loại phạm tội băng nhóm gây nguy hiểm cho xã hội.
Kinh ngạc hơn là có những tổ chức mang tính chất trùm xã hội đen xuất hiện tại
Trung Quốc, sự kiện tập kích cảnh sát thường xảy ra liên tục. Những trọng án
ngày một tăng cao cũng là một điểm đen của xã hội.
Có than phiền đi nữa, nhân loại chìm vào suy
tư: trong pháp luật pháp chế ngày một chu toàn như ngày hôm nay, vì sao tội phạm
ngày một tăng cao không giảm? Trong tình trạng lực lượng cảnh sát hàng năm đưa
vào tăng cao, vì sao vẫn không kìm chế được tội phạm có hiệu quả? Trong tình trạng
dân trong nước trình độ giáo dục ngày một nâng cao, vì sao quan niệm đạo đức của
người dân ngày một thấp xuống? Vì sao có công nghệ cao, học lực cao, chức vụ
cao mà tuổi trẻ phạm tội ngày càng tăng cao? Vì sao nhiều năm nay khởi xướng
giáo dục văn minh vẫn không lấy được nền tảng giáo dục và ý thức mang tính chất
căn bản?...
Truy cứu nguyên do, sự tăng cao của phạm tội,
phản ánh sự tuột dốc của quan niệm đạo đức trong lòng người, phản ánh loài người
thiếu đi tư tưởng về sự trả báo cuả nhân quả “thiện có thiện báo, ác có ác báo”
nên đã tự làm những hành vi vô căn cứ, đảo loạn xã hội. Chỉ cần lòng người
không đổi thì phạm tội sẽ không giảm xuống. Việc thiết lập pháp chế và tăng cường
lực lượng cảnh sát cũng chỉ là một nguyên nhân ngoài luồng, mà giáo hóa được
lòng người mới chính là căn bản để chữa trị, mà một liều thuốc tốt để chữa trị
lòng người, cũng là phát huy quan niệm về sự trả báo nhân quả của thiện ác, chỉ
cần loài người tin vào chân lý về sự trả báo của nhân quả thì sẽ tự ý không làm
chuyện ác, đi vào lối thiện. Đối với một xã hội đang lún sâu, nghiêm minh lập
phương án chống tội phạm, cũng chỉ là một phương pháp có hiệu quả tạm thời, nếu
muốn chữa trị lâu dài, còn phải đưa vào tận trong lòng người một đạo đức với
giáo hóa về sự trả báo nhân quả của thiện ác.
SUY LẠI VỀ GIÁO DỤC TINH THẦN ĐẠO ĐỨC
Trở về lịch sử từ thời Dân quốc, do ảnh hưởng
xấu khi nước ta vận động với “54” “do ảnh hưởng xấu về đánh bỏ Khổng gia, đẩy
lùi đạo đức cũ” nên đạo đức ngày một giảm
dần, khi hình thức đạo đức mới thì chưa thiết lập ra tương xứng. Từ đó, nước ta
lại tiến hành một loại hình vận động chính trị. Chưa suy tính kỹ đã đẩy lùi hết
những văn hóa truyền thống ưu tú có từ mấy ngàn năm trước nay, tạo cho những thế
hệ sau đối với thiện ác, tà chính, quan niệm về nhân quả báo chưa được quảng
dương mất đi phương hướng tiêu chuẩn. Trong khóa mười một của đảng hội bị rối
loạn, tạo cho nước ta trong thiết lập đạo đức cũng phải cùng tương ứng với sự
tiến bộ của xã hội và vật chất văn minh. Dựa theo Đảng và Nhà nước khi trọng điểm
công việc chuyển sang xây dựng kinh tế, sinh hoạt đời sống của người dân được
giàu thêm, tinh thần sinh hoạt cũng trở lên phóng thoáng và đa dạng. Nhưng do
giáo dục cơ bản về đạo đức nhân quả rất yếu, cộng thêm không có sức tiến hành kịp
thời và hướng dẫn chính xác, thiện ác, chính tà, quan niệm nhân quả chưa được
phát huy hùng hậu, đại đa số người xem nhân quả thiện ác là một mê tín dị đoan
mà bài trừ, khi một số người cảm thấy không có sự nhân quả luân hồi mà không sợ
tự ý làm bậy, cộng thêm nguyên do pháp chế không chu toàn, tạo cơ hội cho một
nhóm người được giáo dục bước vào con đường phạm tội, trở thành một vụ án lớn
và những vụ trọng án bùng phát. Nếu không kịp thời ngăn chặn và gắng sức tiến
hành giáo dục nhân quả, như thế xây Trung Quốc hiện đại trong thế kỷ 21 sẽ là một
phát ngôn vô nghĩa.
Suy lại trước kia mấy ngàn năm nay, Trung Quốc
là một đại địa có truyền thống văn hóa ưu tú, các đại triều đường từ xưa cổ đến
nay luôn xem chân lý thiện ác nhân quả để đánh thức lòng dân chúng. Cảnh tỉnh
quan sĩ, chỉ thị các quân thần có biện pháp hiệu quả để tuyên truyền, vả lại từ
thời trẻ thơ đã bắt đầu hướng dẫn về quan niệm trả báo của nhân quả, từ sách
giáo khoa, dân tộc, gia đạo cho đến những quan gia, khi phát hành các cuốn sách
không cuốn nào không có các sự kiện và ngôn ngữ nói về thiện ác nhân quả như
Tam Tự Kinh, Tăng Quảng Văn Hiền, Gia Đạo Chu Tử… Chân lý nhân quả đã cứu sống
rất nhiều người bị lạc lối, dập tắt vô số mong cầu ngu dại, ngăn chặn vô số mộng
tham, quan niệm tà ác bạo hành, điều chỉnh được vô số ưu sầu, hướng dẫn vô số
dân chúng tự tu dưỡng. Quan niệm thiện ác quả báo giáo hóa lòng người cả một thế
hệ, đối với đạo đức xã hội có sức mạnh tác động chuyển biến tốt không thể ngờ.
GIÁO HÓA QUẢ BÁO VÀ THIẾT LẬP PHÁP CHẾ CÙNG
CHUNG TIẾN BƯỚC
Quan niệm quả báo đối với lòng người tuy có
công hiệu phi phàm, nhưng bất hạnh là từ xưa đến nay “tín ngưỡng về quả báo” và
“mê tín dị đoan” được cho lên bậc trên, cho chính phủ và các phần tử tri thức
xem thường và bài trừ. Đối mặt với một xã hội nhiều năm nay bị thất bại trầm trọng
về tinh thần giáo dục đạo đức là thời điểm để cho nước nhà phải suy nghĩ thật sự.
Do những trọng án tăng cao và tỷ lệ phạm tội không giảm, cho thấy những hình phạt
nghiệm ngặt, đề cao giáo dục và hướng sang phát triển kinh tế cũng không đủ để
đánh thức sự mê muội trong lòng người.
Ngày 10 tháng 01 năm 2001, ông chủ tịch Giang
Trạch Dân trong hội nghị Bộ trưởng tuyên truyền đề ra phương lực “lấy Đức trị
Quốc” “thực thi nêu cao đạo đức công dân”, đã tung ra phổ biến trong toàn dân,
hy vọng nắm bắt từ đầu nguồn. Như vậy, đầu nguồn ở đâu? Cơ bản nhất của đạo đức
là phải tịnh hóa lòng người, mà lòng người tịnh hóa cũng do tín ngưỡng quan niệm
căn bản thiện ác nhân quả mà có. Cho nên, quan niệm tư tưởng và trạng thái tâm
lý của người là nguyên động lực để chi phối hành vi, chỉ cần hướng dẫn loài người
quan niệm có thiện ác nhân quả báo, để làm tiêu chuẩn chỉ đạo, hành vi cho dân
chúng, mới là phương pháp cơ bản chữa trị cho đầu nguồn. Nhưng, tín ngưỡng về
tuyên truyền quả báo phải đến nơi đến chốn, phải bắt đầu từ trẻ con, thanh thiếu
niên. Xây dựng quan niệm quả báo là nội hạt để trị liệu đạo đức của lòng người,
tăng cường thiết lập pháp chế để quản lý hành vi ngoại hạt.
Nội ngoại hạt cùng tiến bước thi hành, cùng nhau trị liệu cho đầu nguồn và phát
sinh cái mới trị liệu tổng hợp, mới có thể tiến triển chuyển hóa toàn diện có
hiệu quả cho toàn dân và cũng có khoa học chính xác về quan niệm quả báo mới có
thể được nhìn nhận và tiếp thu, sự mê tín dị đoan mới có thể biến mất trong xã
hội, đối với tinh thần văn minh, xây dựng cộng hòa xã hội và phương án “Lấy Đức
Trị Quốc” mới có căn bản tiếp nhận để tiến bước thực thi.
HIỆN TƯỢNG QUỶ THẦN
Nước ta từ thời cổ xưa đại triều các Vua thần,
quân thần và lão bá tánh dân làng công khai phổ biến tín ngưỡng đối với thần
linh, với những vướng mắc không thể giải thích đều cho là sai báo của quỷ thần.
Nay khoa học tân tiến, đối với tâm linh cảm ứng và nhiều hiện tượng đặc biệt trở
thành một môn khoa học chuyên môn, có một số hiện tượng đã có kết luận. Các học
giả của nước ta gọi môn học này là “ Duy Tượng Học”, một học viện Cao Đẳng là
trọng điểm của toàn quốc có thiết lập cơ quan nghiên cứu “ Duy Tượng Học”.
Ngoài ra, trường Đại học Giao Thông Thượng
Hải và Hội Khoa Thân thể học của Trung Quốc sáng lập “ Khoa học Trung Quốc
thể hình”, là một tạp chí (công khai phát hành) là một trong những bộ phận duy
nhất chuyên báo cáo những nghiên cứu thử nghiệm có thành quả về các hiện tượng
đặc biệt, rất nhiều giáo sư trong giới khoa học có tên tuổi đảm nhận phê duyệt
đề tài biên soạn. Như giáo sư bên Mỹ, ông RAROYI nói lịch sử chứng minh rõ
ràng, khoa học ngày mai sẽ cho thấy bao gồm những kỳ tích mà chúng ta không thể
ngờ, những lý luận ngày mai có thể sẽ giải thích cho những gì mà hôm nay mình
đang quyết liệt tranh luận về một số hiện tượng lạ lùng.
Thế giới muôn ngàn những kỳ lạ nào mà không
có, những lĩnh vực vô hạn chưa hiểu rõ, chưa đích thân gặp qua thần quỷ thì đừng
nên nói lung tung là trên thế giới không có ma quỷ, người tin có thần quỷ cũng
chưa chắc là hạng người ngu dại. Ngược lại, “ Dị Kinh” có nói về thần quỷ, y học
Tổ quốc cũng nói thần quỷ, Phật giáo, Đạo giáo, Tin lành cũng nói quỷ thần, Đạo
nho-Khổng phu tử cũng nói “Quỷ thần chi vì đức, Kỳ Thịnh thì phải, Quỷ thần chi
vì đức, Kỳ trí thì phải” lại nói “Kính vị thần mà xa viễn chi”. Vì sao phải
“kính” ? Vì ông đã từng đích thân nghiệm chứng sự linh nghiệm của các câu chuyện
không thể ngờ, cảm thấy không thể tự ý hành vi nặng nhẹ mà phải kính nể; vì sao
lại phải “tránh xa”? Vì ông đối với những hiện tượng xảy ra không biết trước được
khó có thể giải thích và hoàn toàn thấu hiểu, cho nên Ông nói với các đệ tử phải
“tránh xa” , để khỏi phải do sự không hiểu biết dẫn đến đụng chạm mà bị trừng
phạt. Đây là một cử chỉ rất sáng suốt. Ông Bù Tùng Ninh tiện thể căn cứ vào những
kiến thức có được trong bàn luận biên soạn ra tập “ Liêu Trai Chí Dị” truyền
theo lịch sử không cái nào không nói thần quỷ, ông Mao Trạch Đông trong cuốn “
Tế Mẫu Văn” cũng không thể thiếu “Thượng Chiêu”, hai chữ “Thượng Chiêu” ý là
mong muốn linh hồn của những người chết lên hưởng dụng các đồ cúng bái của người
sống. Với người, còn trong câu thơ của cuốn “Đưa Ôn Thần” miêu tả rất sống động:
“Thiên Thụ Tiết Lệ Dân Di Thề, Vạn Hộ Tiêu Thưa Quỷ Ca Hát”, thật sự là có tiếng
tăm tạo lên hồn người rung sợ.
Hãng phim đài truyền hình Quảng Tây trong quá
trình đóng phim “Chu Ân Lai”, lần lượt xuất hiện xác hiện tượng thần bí không
thể ngờ, ông đạo diễn Đinh Dương Nam luôn thét lên “Tổng Lý có linh, thì trời
giúp cho tôi!” Chủ nhiệm biên tập của phim này ông Cương Hữu Thạch chuyên về phim
“Chu Ân Lai” viết đến 16 ngàn chữ làm lời trong phim, tường thuật rất nhiều chi
tiết trong quá trình đóng phim phát sinh những hiện tượng thần kỳ, như: câu đố
về Trường Sa mở máy, tuyết lớn thần bí trong phòng Tây Hoa, thần kỳ của Cách
Lâm (tên tỉnh) “Treo cây”, tai nạn xe ly kỳ của ông Vương Thiết Thành… Sách này
do người Trung Quốc xuất bản vào năm 1992 công khai xuất bản. Thông tin khác,
biết bao nhiêu người đến trước mộ của tướng quân Hứa Thế Hửu đốt nhang cúng bái
cầu nguyện thường có linh ứng…
Làm sao để định nghĩa cho Quỷ Thần? Rất khó để
trả lời. Căn cứ trong sách kinh mà nói, Quỷ Thần là một trong lục đạo chúng
sinh luân hồi chưa thực sự thoát sinh, giống người như nhau cũng có tình cảm
vui buồn giận. Từ gốc độ của khoa học mà nói, “Quỷ Thần” là một loại thông tin
có trạng thái siêu vật lý tự nhiên, một loại trạng thái chưa nhìn nhận được,
trong một điều kiện nhất định, người có thể tiếp thu hoặc cảm thông, chỉ có người
thời cổ xưa sử dụng câu “Quỷ Thần” để diễn đạt vậy thôi. Cho nên, đối với quỷ
thần không cần phải sợ hãi. Lão Tử trong “Đạo Đức Kinh” có nói : Lấy Đạo Vị
Thiên Hạ, Kì Quỷ Bất Thần. “Đạo là gì?” Đạo là quang minh chánh đại, Đạo là
chính chánh vô ưu, Đạo là lòng dạ thẳng thắn, Đạo là trí tuệ từ bi. Một người
có đạo, Quỷ Thần không chỉ không trêu chọc, mà còn phù hộ giúp đỡ. Nói chung, đối
với người chết đi và những chuyện quái dị, không cần biết nhắm mắt thấy hoặc mở
mắt thấy, trong mơ thấy, cảm giác thấy, đích thân gặp, nghe truyền lại, trực
giác, ảo giác chúng ta xem như là hiện tượng của quỷ thần hoặc hiện tượng linh
hồn của ma quỷ. Những hiện tượng như vậy chắc ai cũng thể nghiệm qua, sự tồn tại
khách quan. Nếu tồn tại khách quan là mê tín, như vậy thế gian không có duy vật
để nói.
QUAN ĐIỂM CỦA DANH NHÂN THẾ GIỚI VỀ QUẢ BÁO CỦA
THẦN LINH
Nhà triết học cổ Hy Lạp Bát Lai Đồ trong sách
“Viên Lý Tưởng” có nói: người trên thế gian phạm một lỗi lầm thì sau khi chết sẽ
chịu gấp mười lần trừng phạt; người trên thế gian mà sống có công đạo và dũng cảm,
mỗi một hạng cũng nhận gấp mười lần đền đáp. Tư tưởng về quả báo rất rõ ràng,
nhà tư tưởng Pháp Phục Ni Thái rất bài trừ mê tín dị đoan, nhưng lại tin vào quả
báo của thiện ác, ông nói: “Muốn thiết lập một xã hội có phong khí tốt lành,
đương nhiên phải có tôn giáo”. Đại vật lý gia ông Ngâu Đuân nói: ”Những tri thức
có hạn, thường đưa chúng ta xa rời Thượng Đế”. Tác giả của Tiến Hóa Luận ông Đạt
Ni Văn, lúc 73 tuổi thọ, trước lúc hấp hối nói: “Tôi quan sát thế giới này , nhất
là đặc tính của loài người, tôi không tán thành “thế giới là do một sức lực
không mục đích để chi phối” những quan điểm quyết đoán, tôi cảm thấy thế giới
này đối với thiện và ác, nhất định có cơ sở bất tồn.” Ái Ân Thi Đản lúc còn trẻ không tin vào thần
linh Thượng Đế, dần tuổi cao và nhờ vào đích thân từng trải, đọc và học lực
tăng trưởng thì ngày càng tin vào sự tồn
tại của Thượng Đế, người học giả vĩ đại này trước lúc hấp hối đã nói ra một kết
luận thể nghiệm của cả đời: “Vũ trụ là thần bí, Thượng Đế là tồn tại”. Một học
giả của Mỹ ông Mẩn Lạc Phổ đã từng điều tra nghiên cứu 300 nhà khoa học gia
trên thế giới có tên tuổi của ba thế hệ, kết quả phát hiện 92% người lại tin vào sự tồn tại của Thượng Đế! Tổng
thống ở nước Mỹ lúc lên nhiệm kỳ, táy trái cũng cầm theo cuốn “Thánh Kinh”, tay
phải thì đưa bàn tay lên trang nghiêm hướng về Thượng Đế và hướng lên Quốc cờ
tuyên thề, cầu xin Thượng Đế ban phước cho nước nhà và nhân dân. Họ cũng nhất
trí công nhận, Thượng Đế không chỉ là hóa thân của từ bi bác ái, đồng thời cũng
có vô thượng quyền lực để thưởng thiện phạt ác. Từ đó, cho thấy nhân quả báo được
rất nhiều người có trí tuệ công nhận và là một pháp tắc không cần nghi ngờ để
tín ngưỡng, chẳng phải như những ông bà ngu si mê tín dị đoan. Cho nên, Đại sư
diễn kịch ISLISAPEC trong “Mộng của Hải Quân Trọng Hà” có nói: “Tuyệt đối không
nên tùy tiện bình luận những đạo lý mà mình chưa hiểu biết, nếu không có thể phải
lấy sinh mạng của mình để bù đắp cho những sai lầm mà mình vi phạm.”
QUÝ TRỌNG THIỆN PHÁP PHỔ BIẾN TRUYỀN BÁ
“Ngọc Lịch Bửu Phiêu” là một cuốn “Luật Âm”
sách thiện truyền chép lâu năm, tác giả xuất truyền sách này là một vị cao tăng
đắc đạo, thực tế trong những kinh điển của các phật gia ở thời cổ đại Trung Quốc
đều đã có ghi, vả lại kinh điển của đạo giáo “Thần Tiên Thông Giám” cũng có viết
lại. Hậu thế ông Yu Thích Đạo tam giáo cũng có danh sư để làm khảo chứng, khi
thế hệ này cao tăng pháp sư Thích Tịnh Không rất xem trọng đối với công hiệu
khuyến hóa của “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” và tận tay viết ra tựa sách để tôn sùng.
Tháng 5 năm 1996, nước ta cũng có xuất bản phát hành cuốn nội dung bản cũ của
“Ngọc Lịch Bửu Phiêu” nên linh nghiệm được chứng, thấy hiệu ứng nhanh, cho nên
lịch đại viết in truyền đạt vô hạn. Để tạo cho cuốn sách này càng dễ đọc dễ hiểu,
chúng ta đã nhiều lần đối chiếu với sách bản cổ xưa,trích dịch hoàn thiện, chỉnh
sửa những sai lệch trước mắt của bản đang lưu hành và tăng thêm những sự kiện gần
đây có thực về quả báo, mở rộng thêm nội dung chương tiết, thấu cận các độc giả
khi đọc xong giới thiệu nhiều cho các bà con bạn bè cùng đọc, hy vọng xã hội hiểu
biết, có trí lương thiện, có trí thiết lập đạo đức thành quân tử hiền từ, có nhận
thức thì lập tức hành động, những thiện tín có phước duyên khuyến hóa có điều
kiện tái bản in ấn lưu thông, truyền bá đại chúng, để cho mọi người cùng đồng
lòng đi lên con đường trong sáng, cứu người như nước với lửa, dẫn dắt chúng
sanh vào thiện đạo, để xã hội được hiền hòa, vì nước ta xây dựng tinh thần văn
hóa và đạo đức công dân, vậy pháp thi công đức thiện rất to lớn!
Trần
Minh Quả
KHOA HỌC VỀ SỰ LUÂN HỒI CỦA LINH HỒN BẤT DIỆT
Từ xưa đến nay, đại tôn giáo gia, triết học
gia không người nào không tin vào sự tồn tại và bất diệt của linh hồn. Ví dụ
như đức chúa Giê-su, đức Mục Hàn Mặc Đức của Ả Rập, đức Phật Thích Ca Mâu Ni,
Lão Tử, Khổng Tử của nước ta đều đích thân nhận chứng linh hồn (thần thức) luân
hồi bất diệt thật sự là có. Như đại triết học gia của Hy Lạp Tô Cát La Đê, Tất
Đạt Ca La Thi, Bách La Đồ Vi và nhà triết học gia có tiếng của Đức Súc Bản Hoa,
nhà bác học gia của Anh Quốc Diệc Thế Lê… đều nhận định là tâm linh bất diệt. Tất
Đạt Ca La Thi nói: những linh hồn trong sạch, tại vì linh khí ô tục, mà tọa lạc
địa ngục. Nhà thơ Italy Đản Đỉnh cũng có miêu tả về “hỏa thạch địa ngục”, Súc Bản
Hoa cũng nói: “Chết là cuối cùng của sinh mạng vật chất mà không phải là tồn tại
cuối cùng của chính mình”. Đáng được vui mừng là những nhà khoa học đi trên thế
giới và đạt đến đỉnh cao đã sử dụng thực nghiệm khoa học của họ để khám phá ra
huyền bí của linh hồn. Vào năm 1963, nhà khoa học nước Anh Quốc-ông Nhạc Hàn đạt
được phần thưởng y học giải No-ben, giáo sư Ngài Khắc Lý, trong bản luận văn đạt
thưởng có nói: “Tế bào thần kinh lẫn nhau với vật chất vô hình khâu thông, đây
chính là sự cấu thành của linh hồn… thứ mà phi vật chất này đã đưa vô thân xác
trong thời kỳ mang thai hoặc thời thơ trẻ, tư tưởng và sức lực của phi vật chất
này. “Tôi” đó khống chế não bộ, như là não người chỉ cho não điện (vi tính). Đó
tạo cho thần kinh của não bộ phát động công việc, “Thức ngộ” của thứ phi vật chất
này, sau khi não bộ trong thân xác đã chết, vẫn còn có thể tồn tại tình trạng
hoạt động của sinh mạng, có thể vĩnh cửu bất diệt”. Một nhà khoa học khác có tiếng
của nước Anh bác sĩ Bách Ba nói: sau khi thực nghiệm nghiên cứu hoàn toàn đồng
ý kết luận của Giáo sư Ngài Khắc Lý Bách Ba là một nhà khoa học xuất sắc nhất của
thế kỷ 20, ông và ngài Khắc Ly cũng vì có thành tựu đặc biệt cống hiến về khoa
học mà được Nữ Hoàng Vương Quốc Anh sắc phong tước vị đến nay vẫn chưa có một
loại thuyết học và thực nghiệm nào đủ để lật đổ lý luận về sinh vật có linh hồn
của giáo sư Ngài Khắc Lý và bác sĩ Bách Ba”.
Bác sĩ Sử Bách Lý nhà sinh vật thần kinh có
tiếng tại học viện ở bang Cali nước Mỹ, đã từng thuyết học về chi tiết phân giải
thành công đôi đại não nửa bán cầu của loài người. Vào năm 1981, ông đã đạt giải
thưởng y học Nô-ben, ông nói: “Bản năng của loài người là một thức mới toanh
thiết yêu của phi vật chất, chỉ xuất hiện với phân tầng kết cấu tổ chức của
thân xác đại não, khống chế mỗi bộ phận của đại não, ức chế hàng trăm tỷ cơ
quan tế bào thần kinh của não bộ hoạt động bản năng”.
Nhà số học danh tiếng nhất toàn thế giới ông
Geoge “Phùng” nhà lượng tử học bác sĩ New Man, đã từng tinh mật phát minh định
lý về số học, thiết lập cơ sở của “Lượng tử học”. Ông cũng từng đề ra một lý luận
mới kinh hoàng: “Thân xác của con người có thể có một thứ phi vật chất “biết
mình”để khống chế đại não của thân xác và điểu khiển vật chất”.
Nhà vật lý học nổi tiếng Luân Đôn ông Phi Liệt
Nhị nói: “Phùng” lượng tử học tinh vi của New Man nói hiển thị trên thực tế của
vật chất là do ý niệm của loài người mà ra, sự thực của thực thể là ý niệm tư
tưởng. Như Kinh Phật đã nói: “Phải quan sát tính pháp giới, tất cả phải tạo từ
tâm” và “tướng do tâm sanh” không hẹn mà hợp. Như vậy, đã tiếp cận được, trong
Kinh Phật đã nói câu “sắc bất dị không, không bất dị sắc” và ranh giới của “Hữu
Tướng Giai Vọng” cũng chứng minh được trong Kinh Phật đã sớm có nhận thức tiến
nhập được đối với sự huyền bí của vũ trụ! Đối chiếu với Kinh Phật dể xem những
luận văn của các nhà Khoa học, càng cảm thấy Kinh Phật là một văn hiến cho thời
đại siêu vượt khoa học.
Vào năm 1963, nhà bác học Uy Cát Lạp đã đạt
được giải thưởng Noben cho phát minh Vật lý, ông là một nhà vật lý học gia vĩ đại
nhất trong thế kỷ này, ra sức ủng hộ “Phùng”. Bác sĩ lượng tử học New Man nói về
nội hàm của bộ phận triết học: “Loài người có một ý thức phi vật chất có thể ảnh
hưởng đến sự biến hóa của vật chất!”
Rất nhiều nhà vật lý có tên tuổi trên thế giới
đều được chân lý của Phật giáo và nhờ thiền định mà thích phóng tiềm năng mà
tin phục. Vì sự phát triển tân tiến của ông Bạch Lại Ân trên “đạo tính siêu cấp”
mà được giải thưởng vật lý học của Nô-ben vào năm 1972. Nhà khoa học bác sĩ Nhạc
Thắt Phân là một vị chuyên nghiên cứu luyện tập lý luận và ngồi thiền của kinh
Phật, ông mỗi ngày đều ngồi thiền để đi sâu vào trạng thái thực sự nội dung, Vị
giáo sư có tiếng của trường đại học Kiếm Kiều này đã từng đạt được rất nhiều giải
thưởng về khoa học, bao gồm cả giải thưởng “phát minh khoa học nổi tiếng của
Phi Liệt Nhị ở Luân Đôn”, đó là phần thưởng cho ông lần đầu tiên gợi lên cho giới
khoa học chú ý đến tinh thần nội hàm của vật lý học, tức là “tâm lực” và “biết
ta” của linh hồn.
Các nhà y học gia thường kinh ngạc với sự
tinh vi phức tạp của bộ não con người, thán phục về tính khoa học trong kết cấu
của thân xác, hoàn mỹ và tinh vi. Nhưng mà, tạo cho thân xác con người thao tác
không phải do bộ não mà là linh hồn của người, não cũng chỉ là một bộ máy mà
thôi. Điện não (vi tính) có thể tự khởi động được không? Đương nhiên là không,
mà phải do người thao tác mới có thể khởi động được.
Ông Duy Cát Ni, bác sĩ Sử Đê Văn của Mỹ
chuyên nghiên cứu về hệ thần kinh học và tâm lý học, căn cứ vào lý luận linh hồn
bất diệt của nhà khoa học, dành hai mấy năm tiến hành một lượng lớn thực nghiệm
và luận chứng nghiên cứu điều tra sự bất diệt của linh hồn, chuyển kiếp luân hồi
(tái sinh) và sáng tác xuất bản. Ông nói: “Có xác thực của khoa học và những sự
kiện có thật để chứng minh, chứng thực cho lý luận Đông Phương cổ xưa về sự
chuyển kiếp luân hồi là có thật.”
Đại phát minh gia, ông Ai Tis Sanh đã từng
nói là muốn phát minh một bộ thông ngôn với linh hồn nhưng rất tiếc đã không
thành công. Nhưng sau này lại có vô số công trình khoa học tiến hành nghiên cứu.
Không ít nhà khoa học đã từng gộp chung Phật
học và khoa học để cùng luận chứng. Bên Phương Tây có nhà vật lý học có tiếng F
Card Phổ La Ninh nói: “Điển tích cổ xưa của Phật giáo “Kinh Hoa Nghiêm” có nêu
giữa lý luận của vật lý học có tính giống nhau kinh ngạc”. Từ sự thống nhất
thông qua của nhà khoa học Nhật Bản về các hạng mục nghiên cứu đạt đến đỉnh cao
của khoa học, phát hiện trong Phật học có rất nhiều tinh nghĩa cùng với một số
thực nghiệm khoa học hiện đại có kết quả chứng thực cực kỳ nhất trí với nhau,
vì thế ông đã sáng tác ra một cuốn sách về “Pháp Hoa Kinh và Hạt Tử Vật lý học”,
luận văn trình thuật rất đáng kinh ngạc! Chính vì tính khoa học và tính hiện thực
của Phật pháp mới đẩy đưa các nước phương Tây bắt đầu xem trọng Phật pháp, một
lần nữa nhận thức được chân lý và trí tuệ đến từ phương Đông.
Như nhà khoa học gia vĩ đại nhất thế giới ông
Cự Ái Ân Thi Đan từng nói: “Nếu như có một tôn giáo vừa có thể ứng thụ được yêu
cầu cho khoa học, vừa có thể cùng tồn tại với khoa học, thì nhất định là Phật
giáo”.
Trần
Minh Quả
TRÌNH TỰ GIÁ LÂM PHÙ HỘ CỦA ĐẾ QUÂN
Hiện tại nhân loại trên xã hội, hành vi và bản
tính ngày càng nông cạn, không mấy chút thì làm việc xấu, dẫn đến phong khí đạo
đức ngày một giảm xuống, tỷ lệ phạm tội không ngừng tăng cao, xã hội không được
ổn định bá tính khó được an lành.
Từ bi Bồ Tát Địa Tạng Vương và các vị Thần
minh cùng nhau thảo luận, muốn đưa sự thật của quả báo thành một cuốn sách lưu
truyền đến nhân gian, tạo cho loài người hiểu biết chuyển ác thành thiện, được
ban phước lợi ích, để ổn định xã hội và lòng người! Trên trời từ bi, rất nhanh
phê duyệt báo cáo này và soạn vô trong “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” ban phát để thông
báo cho thiên hạ: tất cả tuân thủ nội dung của “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”, những người
nào biết sám hối và tu sửa lỗi lầm, được đặc biệt khoan dung, miễn giảm các trừng
phạt đối với họ. Hy vọng loài người được cảm nhận tu sửa chuyện sai đã làm,
không làm chuyện xấu, tỉnh ngộ chân lý.
Hiện nay, loài người cũng không biết được, cứ
mỗi ngày canh thân của âm lịch, các chủ quản của thần linh ở các thành thị ấp
xã-Thần Thành Vương và Thần Thổ Địa, sẽ đều phái các thần linh như Thần Du Ngày,
Thần Du Đêm, Thần Táo Quân… đến các địa điểm và các hộ để tuần tra, khảo sát và
ghi chú những hành vi thiện ác của loài người trên thế gian và tình hình tuân
thủ “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” để trình báo lên thiên đình. Tất cả ai quyên góp tiền
hoặc ra sức in ấn cuốn Bửu Điển này mở rộng truyền bá, trên trời sẽ ban phước
cho họ, để cho người đó đời đời hưởng thụ vinh hoa phú quý; cũng vì các bệnh
nan y và dị bệnh đã trị lâu ngày không khỏi mà in ấn truyền bá cuốn sách này, sẽ
cho người đó được khỏi bệnh, sức khỏe an lành; nếu có tình trạng như vợ chồng
không hòa, bà con oán hận, số vận không tốt, con cháu bất hiếu… nếu chịu in ấn
và truyền bá cuốn sách này, gia đình sẽ thuận hòa, số vận cũng sẽ chuyển tốt; nếu
như muốn xuất ngoại kinh doanh, cầu học hoặc đi đến nước khác làm công việc, nếu
được in ấn cuốn sách này hoặc thuận đường truyền bá thì sẽ tránh khỏi các nguy
hiểm giao thông và cướp giật dọc đường…,những sự kiện bất lợi, và công việc sẽ
thuận lợi; nếu vượt được núi sông, đi vào các thôn xóm ở vùng núi sâu xa, mở rộng
lưu truyền và khuyến cáo loài người tuân thủ ý nghĩa và nội dung cuốn sách này,
các thứ yêu ma quỷ quái, rắn độc, thú dữ đều không dám xâm phạm, vả lại công đức
vô lượng, phước hỷ chóng đến! Công đức của sự lưu truyền, in ấn, tuyên dương cuốn
“Ngọc Lịch Bửu Phiêu” không chỉ có thể siêu thoát linh hồn của tổ tiên và có thể
miễn giảm trừng phạt trong Diêm Phủ về những tội lỗi mình đã từng vi phạm mà
còn có thể tạo cho người đang sống trên trần gian được các thứ phước đức lợi
ích, đây là một việc rất được vui mừng hoan hỉ cho loài người.
NGUYÊN TỰ CỦA NGƯỜI HÀN CHÂN KHUYẾN DÂNG “NGỌC
LỊCH BỬU PHIÊU”
Trong sâu xa của vũ trụ, Phật, Bồ Tát và các
Phương Thần Linh đã để lại cho chúng sanh rất nhiều kinh điển để độ hóa, nhiều
cuốn mang nội dung đề cập đến quả bảo và biến hóa của địa ngục. Tuy vậy, không
có cuốn nào giống như cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” cho thấy chi tiết về những việc
loài người đã từng làm và những sự việc quả bảo tương ứng và cũng không cuốn
nào có thể như “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” này
đề cập đến các chuyện bi thảm lớn nhỏ trong địa ngục và những tình trạng đau khổ
có thật. Trong sách có 38 điểm, đủ để cho người tỉnh giấc, tu sửa những lỗi lầm.
Cuốn sách có công đức rất lớn đối với thế gian này. Tâm tính của loài người
trên thế gian này chênh lệch không đều. Những người có trí tuệ cao thượng đều
hiểu rõ đạo lý nhân quả, về thiện báo, về ác báo, cố gắng tu dưỡng đạo đức, để
cho tâm linh của chính mình được thanh tịnh, triệt để giác ngộ chân lý, siêu vượt
ba giới. Những người này không cần phải tuyên giảng đạo đức phước họa với họ mà
họ biết tự giác tuân theo quy luật nhân quả mà tạo phước hưởng thụ. Những người
có trí tuệ trung cấp, do quá xem trọng vật chất mà chưa biết, chưa hiểu, chưa
chứng thực, chưa nhận thức ra phi vật chất của thế giới tâm linh, thậm chí còn
nhầm lẫn xem là mê tín dị đoan, không hiểu đó là một phần tất yếu của vũ trụ,
nên có những cử chỉ nói năng tùy tiện, không ngại ngần làm chuyện ác, hành sự
không có lương tâm, không hiểu được quả báo đau khổ nhận được khi hạ địa ngục?
Từ xưa đến nay, tướng quân, vương hầu, cũng
thường vì sai lệch trong tích tắc mà phải hứng chịu sự hành hạ của quả báo. Ví
dụ như: danh tướng Bạch Khởi của triều đình nhà Tần thời Xuân Thu Chiến Quốc, tại
chiến khu Trường Bình đã giết chết bốn trăm ngàn quân hàng quân địch. Cho nên,
đến kiếp sau ông đầu thai trần gian làm gà, rắn, con rít đều bị sét đánh chết.
Thân xác đều có tên ông “Bạch Khởi”. Lúc tại địa ngục, ông thường xuyên bị ngâm
mình trong phân uế, chịu đủ các loại cực hình, những thứ này đều được khảo chứng.
Quan Tể Tướng Lý Lâm Bù của nhà Đường, xây phòng “Uyển Nguyệt” tại nhà để sát hại
các vị quan khi bất đồng ý kiến. Khi hắn chết đi, bảy kiếp làm gái điếm, chín
kiếp làm trâu, đời đời sau này đầu thai làm động vật dưới nước cho người giết mổ,
trêu đùa và nấu ăn. Tướng quân nhà Tống,Tào Hàn, sau khi chiếm lĩnh thành thị
đã giết biết bao bá tánh vô tội trong thành. Khi chết, ông nhiều lần báo mộng
cho dân chúng trong thành biết: “Tôi một thời oai phong nhưng đã giết chết bá
tánh toàn thành cho nên trong trăm kiếp, tôi phải đầu thai làm gà cho người ta
giết mổ. Sau khi quả báo này kết thúc, tôi còn phải đọa lạc vào địa ngục.” Than
ôi! Thời gian một đời người không dài lắm, nhưng nửa giờ trong địa ngục cực kỳ
dài và khó qua. Trong Kinh Phật nói súc sinh, quỷ đói, địa ngục, một lần quả bảo
trong tam ác đạo lâu như ngàn kiếp, những chúng sinh đầu thai vào đó thật là
đáng thương hại.
Đạo Nho, đạo Thiên Chúa, đạo Phật đều hướng dẫn
con người quy thiện làm cơ bản, có thể khống chế những suy nghĩ bất lương, phân
biệt sự khác nhau giữa thánh nhân và kẻ ác. Ba tôn giáo này đều mang tư tưởng
thương xót chúng sinh, từ bi độ thế. Khổng Tử đã từng nói: “Chuyện không tốt
không nên xem, nghe, bàn luận và truyền đạt thì càng không nên làm. Đây chính
là mấu chốt để quyết định một người trở thành một dân hiền hoặc dân tục.” Khổng
Tử còn nói: “Không nên vì lợi ích cho riêng mình, nếu thực sự làm được việc này
thì người đó không còn là dân hiền mà là thánh nhân.” Mạnh Tử nói: “Quan niệm của
Khổng Tử rất là quý báo!” Những quan niệm này định ra sự khác biệt của nhân loại
và loài cầm thức. Nếu như thường xuyên làm việc thiện, kiếp sau nhất định được
phát đạt thịnh vượng, kiếp này thuận lợi cát tường.
Trong Phật giáo nói, tất cả mọi việc đều do
nhân duyên, cuối cùng qui về không tính, quán xét tâm tính mà được tỉnh ngộ;
phương pháp của đạo giáo là tuân thủ trung dung chi đạo, kiên trì noi theo quy
luật nguyên tắc khách quan mà không theo ý tướng chủ quan của chính mình mà
hành động. Tóm lại, trong đời người, tham vọng, dục vọng và khống chế, kiểm
soát chúng là mấu chốt quyết định sống, chết và họa phước sở tại. Cho nên, nhân
loại có thể không đọc, chấp hành, tuân thủ “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” và cảnh giác với
sự nhân quả ác báo?
Trên trời có đức háo sanh, đặc biệt phê duyệt
cho giáo chủ Diêm phủ Địa Tạng Vương Bồ Tát công bố một số điều khoản liên quan
đến nhân loại sám hối lỗi lầm, ban cho “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” lưu truyền thế
gian, đồng ý cho những người đã phạm sai lầm tu chỉnh làm người, sau khi chết
cũng có thể lên thiên giới hoặc thanh nhàn hưởng phước. Cho nên, cuốn sách này
cũng được gọi là “Từ Ân Ngọc Lịch”. Người trên thế gian căn cứ năng lực của
mình, trước mặt thần Táo Quân trong nhà bếp (nếu chưa thờ thần Táo quân thì có
thể thờ trong nhà bếp bất cứ hướng nào), hoặc trong phòng sạch sẽ, hoặc Phật đường,
hoặc ngoài trời, bất kể mùng một, rằm mười năm, hoặc ngày ba mươi, thành tâm
phát nguyện in ấn, truyền bá, tuyên truyền cuốn sách này, để cho đại chúng đều
biết được, người người bỏ ác hành thiện. Như vậy, xã hội sẽ an lành ổn định,
gia đình và chính mình cũng được thịnh vượng phát đạt.
BỒ ĐỀ CHÂN NHÂN GIÁNG TỰ
Thánh hiền cứu giúp và độ hóa tâm nguyện của
chúng sinh, giống như thiên địa vũ trụ không có đường cùng, vô biên! Đức Địa Tạng
Vương Bồ Tát và các Chư Thần thập điện Diêm Vương thương xót chúng sinh hứng chịu
những sự đau khổ trong địa ngục, nên đã trình báo Đại Đế Ngọc Hoàng để cuốn “Ngọc
Lịch Bửu Phiêu” này được lưu truyền trên thế gian, để đánh thức thế nhân tu thiện
tích phước. Khi đọc cuốn sách này, dường như thân tại trong địa ngục, xung
quanh đều là những phán quan, lính quỷ, những cảnh thảm họa trong địa ngục. Như
thế không thể không tạo cho người thức tỉnh; sống chết luân hồi là không thể
tránh được, kẻ làm chuyện xấu phải chịu báo ứng thảm ác là tuyệt đối không sai.
Cuốn sách nói lên những đạo lý sự kiện có thật, dù trải qua thời gian bao lâu
cũng không thay đổi. Sách nói rõ trong Phật giáo, Đạo giáo, Đạo nho với những
tư tưởng về nhân quả báo ứng của thiện ác và sự kiện quan niệm về từ bi hóa độ,
tạo cho những người làm việc thiện nhiều trong kiếp này hoặc kiếp sau được hưởng
phước báo, vừa có thể ân xá cho những người đã từng phạm lỗi lầm tu sửa và xám
hối, đấy là nội dung căn bản của cuốn sách này. Cho nên, cuốn sách này có khác
biệt với những cuốn sách thiện khác, có một số người không hiểu biết, xem cuốn
“Ngọc Lịch Bửu Phiêu” này là tà kiến, cho là như người thời xưa thường nói câu:
“Bất vì bằng cớ” (không đủ bằng chứng), hoặc cho là một cuốn sách mang tính chất
mê tín dị đoan. Thực tế, những thứ người vô hiểu biết, coi thường và khinh bỉ thần linh những có chí hành thiện
thì rất dễ đọa vào địa ngục. Hiện nay, đối với thiện tín đang muốn hướng nguyện
được biên soạn lại và xuất bản cuốn sách này thường nói: người in và truyền
sách thiện, vạn sự đại cát tường; đời đời kiếp kiếp hưởng phước báo, huống chi
là in ấn lưu truyền cuốn “Ngọc Lịch Bửu Phiêu” bửu điển như vậy? Người phát lên
thiện tâm thiện ý thì sẽ thăng hoa đạo đức, ý đạt thiên giới. Tuy nhiên, chúng
tôi không biết được thứ công đức thiện báo sẽ to lớn như thế nào, nhưng mà nếu
biết được thiện duyên vô lượng vô biên, như thế phước báo cũng vô lượng vô
biên.
NĂM BỔN MẠNG CỦA NHÂN LOẠI
Năm 2004, các nước Đông Nam Á bắt đầu truyền
ra thông tin tiêu diệt hàng trăm triệu con gà vịt với qui mô lớn, nước Mỹ cũng
bắt đầu tiêu diệt hàng loạt con bò bị nhiễm bệnh bò điên. Trong vòng 30 năm
nay, theo số liệu thống kê, toàn cầu xuất hiện khoảng 30 loại bệnh truyền nhiễm,
hầu hết xuất phát từ động vật chuyển thành bệnh cho con người. Ông Nhạc Ni Cát,
giáo sư truyền nhiễm học của trường đại học Duy Ni Thí đưa ra bản báo cáo
nghiên cứu là hầu như mọi năm đều xuất hiện một loại bệnh truyền nhiễm mới,
vi-rus gây bệnh HIV, Saz cũng do loài người trong lúc săn bắt động vật mà truyền
nhiễm đến thân xác của mình. Như vậy, loài người phải không ngừng suy đi tính lại
phải thiết lập một thứ quan hệ như thế nào đó với động vật.
Trong 20 năm gần đây, do “Văn hóa ẩm thực” bị
lạm dụng, dẫn đến toàn quốc gia trên dưới thịnh hành phong trào dã ngoại, nông
dân ở các nơi đua nhau lên núi xuống biển săn bắt thú vật với số lượng lớn. Đồng
thời, không ngừng đưa ra rất nhiều phương pháp nấu ăn động vật thê thảm để câu
khách như món não khỉ ăn liền, rắn ếch hấp tươi, chồn đói cấp, tam kêu (ăn sống
những con chuột non chưa có lông)... Như vậy, có phải là “Văn hóa” không? Phải
cho là “Thú hóa”. Theo nghiên cứu khoa học, những động vật chết trong tình trạng
nhanh và sợ hãi, những vi khuẩn bệnh độc rất dễ phát sinh và tồn tại trên xác
thịt động vật chết đó, chúng sẽ tiết ra lượng lớn độc tố gây bệnh cho con người
trong quá trình chế biến thức ăn. Ở thế kỷ 20, người bị mắc bệnh viêm phổi là bệnh
nặng rồi, sau này xuất hiện bệnh khối u ghê sợ, tiếp nữa là bệnh nhồi máu cơ
tim, ung thư, bệnh HIV và không ngừng có thêm những bệnh ngày càng khó chữa trị.
Những bệnh dịch qui mô lớn như bệnh Saz, bệnh bò điên... diễn ra liên tiếp ở
nhiều nơi trên thế giới. Mặc dù khoa học ngày càng phát triển, các thiết bị và
điều kiện trị bệnh ngày một hiện đại, các phương pháp chữa bệnh mới cũng liên tục
được nghiên cứu và đưa vào các bệnh viện, các bệnh cũ và mới cũng không hề tan
biến, giống như ông trời đang cố ý chống đối loài người, khí thế to như “Đạo
cao một thước, ma cao một trượng”.
Trong năm bổn mạng của nhân loại này, thực tế
không chỉ bao gồm cả đại hung mà còn có cả đại cát tường. Trong năm nay, nếu
như chúng ta thật sự biết nhìn lại mình làm sao sống tốt lại với động vật thì mới
an toàn vô sự, chúng ta nhận thức ra được địa vị chính thức của sự sống trong
thế giới tự nhiên, tăng cường bảo vệ môi trường và trị lý nhân tâm. Như vậy,
năm bổn mạng của loài người sẽ thành một năm cát tường. Như một nhà môi trường đã
nói: “Chúng ta có thể là người may mắn trên đời, có thể nhìn thấy tương lai ngời
sáng, triệt để thực hiện bảo vệ thiên nhiên; chúng ta có thể không may mắn cả một
đời, vì chúng ta sẽ và trải qua những tai nạn do sự xung đột của loài người với
thiên nhiên”.
Phóng
viên ký giả Ưu Hồng Kiệt
KHI THIẾU ĐẠO ĐỨC TRỞ THÀNH THÓI QUEN
Có khi nào thấy một vỏ chuối rơi từ trên trời
rơi xuống, rớt xuống ngay trước mắt mình, thậm chí khủng bố hơn nữa, một chai
nước còn có nửa bình từ trên cao rơi xuống, rớt ngay xuống kế bên mình?
Có khi nào nhìn thấy có chỗ đổ rác và thùng
rác không sử dụng mà phải bỏ rác ra mặt đường, tạo cho không khí bị ô nhiễm
không?
Có khi nào nhìn thấy nơi công cộng mới gắn
lên những thiết bị công cộng (đèn đường, bảng hiệu, dây điện...) chưa có mấy
ngày bị tháo dỡ, làm hư, trộm mất?
Có khi nào nhìn thấy cây mới trồng còn non dại
mà vô tình bị chà đạp, gãy? Một khu vực mới được tu sửa trang trí mà bị vẽ dơ bẩn,
thô tục?
Có khi nào nhìn thấy trên xe bus có số thanh
niên trai trẻ, khỏe mạnh mà không nhường chỗ cho người già?
....
Nếu như không có thì xin chúc mừng bạn, nhất
định bạn đang sống trong một xã hội văn minh hoặc trong khu biệt thự sang trọng
rồi; nếu như có, hãy tưởng tưởng xem, tại sao khi thiếu đạo đức lại trở thành một
thói quen, đã trở thành thói quen và là một trò chơi không thể thiếu trong đời
sống sinh hoạt của người dân?
Câu “nhân chi sơ tính bản thiện” đã trở thành
thần thoại trong thời ngày nay, nếu như không có chế độ khống chế các thành phần
ác xấu trong bản tính của con người thì tội ác sẽ bùng phát với tốc độ nhanh
chóng còn nhanh hơn là sự bùng phát của vật giá.
Xem lại hiện nay một số người sống trên thế
gian được giáo dục thế nào? Họ là những nhà vận động chính trị mà giả dối đã trở
thành lão luyện. Hành vi và tư tưởng của họ sẽ còn ảnh hưởng đến thời đại sau
này. Rất nhiều gia đình bên Trung Quốc đặt nhiệm vụ chăm sóc con cái lên hàng đầu
nhưng ít gia đình đào tạo đức tính thành thật, hiền lành, khiêm tốn, dũng cảm.
Tôi không thể tin, một dân tộc khi đã mất những khái niệm về thiện tâm mà có thể
xây dựng được một xã hội văn minh. Thực tế nực cười là học sinh học tiểu học được
dạy lý tưởng chủ nghĩa, trung học dạy phải tuân thủ kỷ luật, đại học dạy không
được phóng uế bừa bãi... Vậy mà giáo dục đạo đức vẫn thất bại. Điển hình như vụ
án gây chấn động dư luận của học sinh Mã Kha Đặc ở Vân Nam, vụ án Lý Tiểu Động
giết chết ông bà ngoại của mình. Khi các cơ quan có chức quyền tham nhũng thì
giáo dục về đạo đức dưới con mắt người dân không bằng được như giấy vệ sinh.
Gần đây có sự kiện một bé trai chết đuối, khi
ấy có mười mấy công nhân rất gần hiện trường, họ mặc kệ đứa bé la hét, không ai
ra tay cứu giúp. Vì lý do gì mà lòng dạ của họ trở nên lạnh nhạt vô tình như thế?
Tôi cũng nghĩ nếu đứa bé này còn sống, nhìn
thấy sự vô tâm của người lớn như thế thì khi lớn lên nó sẽ trở thành con người
như thế nào?
Khi mất đạo đức trở thành thói quen, lúc phát
triển thành thức phong tục thì thành một việc rất đáng sợ và rùng mình. Nhân
dân chúng ta lúc nào mới có thể thực sự đứng lên được? Một đại quốc Trung Hoa
lúc nào mới có thể chính thức được phục hưng?
Trích
ra từ báo Thanh Niên Bắc Kinh năm 1997
CHÚNG TA ĐANG ĂN MÒN THẾ GIỚI
Mỗi ngày, tại thành thị nơi chúng ta sinh hoạt
có biết bao quán ăn, nhà hàng, biết bao nhiêu người mở to miệng đỏ tươi của
mình, đưa hàm răng trắng xóa, nhai nuốt các loại động vật: cá sông, bào ngư, vịt,
rắn, chim... Nếu như nhìn từ trên cao nhìn xuống, rất nhiều thành thị đang đắm
chìm “sự ăn uống” tại các nẻo đường, quán ăn tràn đầy thực khách thâu đêm suốt
sáng, rất là ác tâm. Nhân loại là linh hồn của vạn vật, mà thật sự còn tàn nhẫn
và phi lý tính còn hơn cả động vật.
Chỉ cần ăn uống một số thức ăn nhằm duy trì
sinh mạng, sức khỏe và dinh dưỡng cho bản thân mình. Vậy mà loài người tại sao
lại phải đi săn bắt nhiều sinh mạng khác như vậy, để thỏa mãn khẩu vị của mình;
ăn những thứ này thì người cũng không trở nên thông minh, khỏe mạnh và trường
thọ hơn; loài người ăn những thứ này chỉ vì “chi tiêu” mà không phải vì ăn no,
vì ăn mà ăn, vì khoe khoang mà ăn, nhằm thỏa mãn sự hưởng thụ của mình mà thảm
sát động vật. Đây đúng là nỗi bi thảm lớn của loài người.
Sau khi chúng ta ăn những chú ếch con dễ
thương, cá, chim non sau đó là ăn lại chính sinh mạng của mình. Nghĩ về những
năm trước đây, một hồ nước, ruộng lúa, dãy núi nơi làng quê, nơi nào cũng có thể
nhìn thấy các loài cá lớn bé, chim non bơi nhảy. Hiện tại, những loài này đã mất
tích hết rồi, chỉ còn có thể nhìn thấy chúng các trại nuôi, từng đàn từng đàn một
chuyên cung cấp cho người để ăn. Nghĩ lại có một bài dân ca của người
Indonesia:
“Chỉ
khi nào một thân cây cuối cùng bị bào
Con sông cuối cùng bị nhiễm độc
Con cá cuối cùng bị lưới
Chúng mình mới phát giác
Tiền
Tài không thể ăn”
Hoàng Dũng soạn